UBND tỉnh Điện Biên, Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên đề nghị, huyện Mường Nhé tích cực phối hợp với Sở VHTTDL cùng ngành chức năng tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản. Cùng với đó, huyện thường xuyên kiểm kê và tư liệu hóa giúp cho việc nhận diện và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả; khuyến khích nhân dân gìn giữ, trao truyền các nghi thức thực hành di sản một cách bền vững. Huyện cũng cần quan tâm tới các nghệ nhân, người có uy tín, già làng, trưởng bản và thực hiện chương trình, dự án về công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Hà Nhì nói riêng, các dân tộc khác trên địa bàn huyện Mường Nhé nói chung
![]() |
UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) vừa tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản). |
Chính quyền địa phương cần tiếp tục tạo điều kiện để người Hà Nhì tham quan, học tập, giao lưu, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc mình với đồng bào các dân tộc trong cả nước; đưa các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, gồm điệu múa, trò chơi dân gian truyền thống của người Hà Nhì vào trường học thuộc khu vực cư trú của người Hà Nhì. Đặc biệt, các địa phương cần thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ trình diễn, truyền dạy nghi lễ truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian tại các bản, nhóm dân cư dân tộc Hà Nhì.
Trước đó, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/1/2019, của Bộ VHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 26, lễ Gạ Ma Thú nằm trong danh mục 17 di sản được tôn vinh.
Trong lễ tục vòng đời, lễ Gạ Ma Thú là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm để hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà, tri ân các vị tiền bối có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất, tổ tiên, các đấng siêu nhiên phù hộ cho người dân mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, làm ăn phát triển... Đây cũng là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi, vui chơi, mừng mùa Xuân mới.
Trong 3 ngày diễn ra lễ Gạ Ma Thú, người dân dừng các công việc trên nương rẫy, không gây mất đoàn kết, không ăn thịt thú rừng, không bắt hoặc mang vào bản các con vật sống trong hang, lòng đất để tránh rủi ro cho nhân dân trong bản. Các thầy cúng trong những ngày này phải giữ mình sạch sẽ để thực hiện các nghi lễ với 8 mâm cúng.
Trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai, các gia đình chuẩn bị lễ vật của mình, đàn ông chuẩn bị lợn, gà, đan giỏ đựng trứng; phụ nữ chuẩn bị gạo, trứng gà nhuộm đỏ, xôi nhuộm vàng... Buổi chiều, các gia đình mang lễ vật tượng trưng cho những vật dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất và thể hiện một cuộc sống thanh bình sung túc, vật phẩm phong phú của dân bản để làm 8 mâm cúng, thực hiện các nghi thức: Cúng đầu bản (cúng chính), cúng thần nước (phía Tây), cúng thần rừng (phía Đông), cúng thần gió (phía Bắc), cúng thần đất (phía Nam), cúng vong linh...
Ngày thứ ba, khi còn tinh mơ, cả bản đã thơm lừng mùi cơm nếp, bánh ngô để làm quà cho khách phương xa đến chơi. Các hoạt động vui chơi như đánh đu, bập bênh, đu quay, ném còn, đánh cù, hát, múa cũng diễn ra trên khắp các bản làng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Lễ Gạ Ma Thú của người Hà Nhì được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã xác lập một di sản mới trên mảnh đất Điện Biên, nâng tổng số Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh lên 8 di sản. Lễ Gạ Ma Thú là một loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng độc đáo của người Hà Nhì được bồi đắp, hun đúc, sáng tạo, giữ gìn, trao truyền qua nhiều thế hệ. Lễ Gạ Ma Thú không chỉ phản ánh đời sống văn hóa tinh thần mà còn là nơi bảo tồn, khuyến khích sự phát triển những giá trị văn hóa cộng đồng, qua đó góp phần giáo dục nhân cách, truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ và khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống của người Hà Nhì.
" alt=""/>Lễ Gạ Ma Thú là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
"Người vợ" đặc biệt
Năm 2011, nhiều người không khỏi bất ngờ khi chứng kiến đám cưới có một khônghai vào bậc nhất ở Việt Nam. Đám cưới gây thu hút không phải vì dàn siêu xe đắttiền hay vì của hồi môn đắt giá… mà bởi cô dâu, chú rể quá đặc biệt. Họ là haingười chàng trai đồng tính: Pin Okio và Nel Fi.
Cô dâu Pin Okio tên thật là Đỗ Đinh Luân (SN 1989), còn chú rể Nel Fi tên thậtlà Lê Bá Phi (SN 1985), cùng sống ở TP.HCM. Nếu như kết thúc có hậu của tình yêulà một đám cưới hạnh phúc thì Pin Okio và Nel Fi rất khó khăn để đi đến hạnhphúc của đời mình bởi định kiến của xã hội về đám cưới của hai người đồng tínhnam.
Pin Okio kể lại: "Bố mẹ tôi nhận thấy sự khác biệt của tôi từ nhỏ, nhưng họ vẫncảm thấy bất ngờ, thậm chí là sốc khi tôi nói đến chuyện đám cưới. Lúc tôi nóirằng, sẽ kết hôn nhưng không phải cùng một người con gái thì ba mẹ tỏ ra rất bấtbình và hơi lo lắng vì họ nghĩ rằng, không biết cuộc sống của tôi với người bạnđời cùng giới của mình sẽ ra sao. Vì từ trước đến giờ chẳng có ai cưới chồng làngười đồng giới giống mình bao giờ và còn biết bao khó khăn sẽ đến mà chưa lườngtrước được nên ba mẹ suy nghĩ lắm.
Lúc đó, chúng tôi phải cố gắng để giải thích cho ba mẹ hiểu. Phải nói là rất khókhăn nhưng may mắn ba mẹ cũng đồng ý trước tình yêu chân thành của hai đứa. Đólà phút giây rất hạnh phúc tôi cảm nhận được tình yêu thương và sự cảm thông củaba mẹ, cái gật đầu ấy quý giá vô cùng".
![]() |
Pin (bên phải) hạnh phúc trong buổi “tiệc cưới” cùng “chồng”. |
Được sự đồng ý của cha mẹ nhưng định kiến của xã hội thì không thể dễ dàng vượtqua. Pin kể: "Ngày đó, tôi muốn rơi nước mắt khi thấy ba mẹ mang thiệp mời đinăn nỉ từng người bà con đến dự đám cưới và họ bị mỉa mai thẳng thừng. Ba mẹcũng buồn lắm nhưng họ chẳng nói gì".
Không chỉ vậy, để có được một nơi tổ chức đám cưới, hai người bạn trẻ phải đếnrất nhiều nhà hàng để xin đặt tiệc nhưng đến đâu người ta cũng lắc đầu từ chối,vì từ trước đến giờ chưa bao giờ tổ chức đám cưới cặp đôi đặc biệt như thế. Điđến nhiều nơi cuối cùng sự nỗ lực cũng được đền đáp, có một nhà hàng đồng ý tổchức lễ cho đôi uyên ương.
Đám cưới của họ có lẽ là đám cưới đặc biệt nhất của Việt Nam khi ấy. Hình ảnhhai người bạn trẻ mặc hai chiếc áo vest sang trọng bước vào lễ đường cùng với sựchúc tụng của những người thân khiến nhiều người phải xúc động. Bởi tình yêuxuất phát từ trái tim, đó là lý lẽ muôn đời, nhưng đôi khi nó lại bị nhiều ngườicấm cản vì tiền bạc, vật chất, địa vị và thậm chí là… giới tính.
Giấc mơ áo cưới
Pin Okio là một cô dâu đặc biệt. Từ khi cùng chồng phát triển tiệm kinh doanh áocưới nhỏ của gia đình, Pin và chồng đã biến nơi ấy thành một thương hiệu có uytín và có mặt ở nhiều nơi như quận 1, quận 10, quận Tân Bình và quận PhúNhuận…Tại cửa hàng của mình, Pin là người thiết kế chính cho các trang phục cướiở đây và quản lý tất cả các chi nhánh về khâu sale. Còn chồng của Pin thì quảnlý tất cả về hàng hóa và những phụ liệu để gia công.
Tiếp xúc với Pin trong những ngày đang gấp rút ra mắt bộ sưu tập mới, Pin tâmsự: "Hiện tại tôi cũng đang rất bận rộn trong việc ra mắt bộ sưu tập cho mùacưới 2013 để phục vụ cho các bạn chuẩn bị cưới năm nay, cảm giác bận rộn nhưngrất vui với công việc". Luôn cố gắng tạo ra cho đời chút dư vị đẹp trong cuộcsống bằng những mẫu váy cưới thật đẹp, đó là cách của cô dâu đặc biệt này gópphần làm đẹp cho đời.
Kể về những ngày tháng tuổi thơ của mình, Pin chia sẻ: "Tuổi thơ của tôi cũngnhẹ nhàng thôi. Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Đượcbố mẹ cho học hành đến nơi đến chốn. Có lẽ tôi là một người may mắn vì được bốmẹ quan tâm và rất yêu thương. Khi còn nhỏ tôi rất hay tham gia các hoạt độngphong trào ở trường như ca hát hay các môn năng khiếu… mà năng khiếu từ nhỏ củatôi là được vẽ. Mà toàn thích vẽ hình quần áo, hình người con gái mặc đồ, hếtstyle này đến style khác. Có lẽ vẽ nhiều như thế nên tôi đã bén duyên để rồitheo đuổi con đường thiết kế và kinh doanh đồ cưới từ lúc nào không hay".
Sự khéo léo và thông minh của cô dâu đặc biệt này, đã giúp cho cuộc sống vợchồng của họ lúc nào cũng đầy ngọt ngào và tràn ngập tiếng cười. Pin tâm sự:"Tất nhiên trong cuộc sống không lúc nào là hoàn hảo, vợ chồng mình đôi khi cũngcãi vã. Nhưng tụi mình chỉ cãi vã nhiều nhất là trước khi đám cưới, nhưng saukhi kết hôn thì ít cãi vã hơn vì cả hai cùng nghĩ lại những khó khăn mà mình đãtrải qua và thế là mỗi người nhịn một chút. Bỏ qua và không cãi nhau nhiều nữa.Bọn mình quan niệm cuộc đời không quá dài nên phải sống cho vui vẻ và hạnhphúc"- Pin tiết lộ bí quyết tạo ra sự vui vẻ trong gia đình của mình.
Đề cập đến chuyện con cái, Pin chia sẻ: "Hiện tại vợ chồng mình cùng nhau chămlo cho bố mẹ, cho cuộc sống tương lai của hai gia đình. Mình muốn đầu tư vàoviệc kinh doanh thật tốt về mọi mặt trước khi có con. Sau này mình muốn nhờ đếny học để có con ruột". Tiếp xúc với đôi vợ chồng trẻ này, chúng tôi có cảm giácmọi thứ trong họ đều ổn thỏa, vui vẻ và bình yên. Pin tự nhận mình là một ngườiquá may mắn vì được cảm thông và yêu thương.
Tuy nhiên, có lẽ những điều đạt được ấy cũng xuất phát từ một suy nghĩ rất chânthành được là người sống có ích cho xã hội. Pin bảo: "Chỉ khi mình sống tốt mìnhsẽ hài lòng với những gì mà mình đã có, và từ đó sẽ cảm thấy thoải mái, tự tinvà yêu đời hơn. Cuộc sống mà, mình hãy nghĩ rằng cuộc sống này rất ngắn ngủi vìthế hãy sống thật tốt, thật thoải mái vì đời người có bao nhiêu lâu đâu".
Nhìn lại cô vợ đặc biệt Pin Okio nhiều người còn bất ngờ hơn về cách mà cô ấytạo ra sự vui vẻ trong gia đình và sự phát triển vượt bậc trong nghề nghiệp. Rõràng tình yêu tạo ra rất nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống này. Chia tay vớiPin Okio chúng tôi vẫn miên man nghĩ đến điều mà cô dâu đặc biệt này chia sẻ:"Khi chúng ta sống tốt với gia đình và làm mọi điều tốt đẹp cho xã hội cuộc sốngcủa chúng ta rất hạnh phúc…vì hạnh phúc luôn mỉm cười với tất cả mọi người".
(Theo NĐT)
" alt=""/>Hạnh phúc của 'vợ chồng' đồng tính nam đầu tiên ở Việt Nam